📘 قراءة كتاب T oacute m Lược Gi aacute o L yacute Thực H agrave nh Về Chia T agrave i Sản أونلاين
Alhamdulillah, mọi lời ca ngợi và tụng niệm đều
kính dâng Allah, bầy tôi xin tạ ơn Ngài, thành tâm cầu
xin Ngài giúp đỡ và tha thứ. Khẩn cầu Allah che chở
tránh khỏi mọi điều xấu xuất phát từ bản thân và trong
mọi việc làm của bầy tôi. Ai đã được Ngài dẫn dắt sẽ
không bao giờ lầm lạc và ai đã bị Ngài bỏ mặc sẽ không
tìm được đâu là chân lý. Bề tôi tuyên thệ không có
Thượng Đế nào xứng đáng được thờ phụng mà chỉ có
Allah duy nhất không có cộng tác hay đối tác cùng Ngài
và xin chứng nhận Muhammad là người bề tôi, là Thiên
Sứ của Ngài. Cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho
Người, cho gia quyến của Người, các bạn đạo của Người
cùng tất cả những ai đi theo họ với mọi điều tốt đẹp ...
Tóm Lược Giáo Lý Thực
Hành Về Chia Tài Sản 2
Đây là đề án ngắn tóm tắt về kiến thức chia gia tài
theo chương trình giảng dạy mới cho năm đầu tiên của
bậc trung học, trong đó tôi trình bày với phong cách diễn
đạt đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng cùng những thí dụ minh
họa, và tôi đặt tên nó là: “Tóm Lược Kiến Thức Luật
Chia Gia Tài”.
Cầu xin Allah tạo cho việc làm của tôi hoàn
toàn vì Ngài, đem lại hữu ích cho cộng đồng Muslim, quả
thật Ngài là Đấng Rộng Lượng, Đấng Khoan Dung.
- Trong tiếng Ả Rập, Faraa-idh - “
ا
ف - “Fareedhah, nghĩa là điều
được quy định; và theo nghĩa của từ thì Faraa-idh là
những điều bắt buộc hay những phần bắt buộc.
- Theo thuật ngữ giáo lý: Faraa-idh là kiến thức về
phân chia gia tài thừa kế theo đúng giáo luật với phương
pháp tính đặc trưng.
(1)
2- Lợi ích của kiến thức Faraa-idh: Chia đúng
phần tài sản thừa kế cho mỗi người hưởng quyền thừa kế.
3- Giới luật: Faraa-idh là Fardhu Kifaayah, nghĩa
là bổn phận bắt buộc đối với tập thể, tức trong một tập
thể nào đó khi đã có một số người hiểu biết về Faraa-idh
(để đứng ra đảm trách việc phân chia tài sản thừa kế
trong tập thể đó) thì những người còn lại không còn trách
nhiệm bắt buộc.
(1) Ý nghĩa về kiến thức phân chia gia tài là sự hiểu biết nó, còn
tính toán là phương tiện duy nhất để phân chia.
Tóm Lược Giáo Lý Thực
Hành Về Chia Tài Sản 4
Những Nghĩa Vụ Liên Quan Đến Tài Sản
Thừa Kế & Các Tiêu Chí Ưu Tiên
Có năm nghĩa vụ liên quan đến gia tài mà người
chết để lại được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau đây:
1- Chi (hoặc khấu trừ) từ tài sản để lại cho việc
mai táng người chết bao gồm các phí: nước tắm, vải liệm,
chất thơm để liệm, thuê người tắm, thuê đào huyệt và các
chi phí khác cần cho việc mai táng.
2- Nghĩa vụ liên quan đến gia tài để lại như cần
phải thanh toán nợ có thế chấp (tức tài sản để lại có các
loại tài sản nằm trong vật thế chấp).
3- Nghĩa vụ liên quan đến nợ nần của người
chết: phải thanh toán nợ cho người chết chẳng hạn như
nợ không có thế chấp, cho dù là nợ Allah như Zakat hay
nợ con người như vay mượn.
4- Thực hiện theo di chúc có hiệu lực: là di
chúc yêu cầu xuất ra một phần ba (1/3) hoặc ít hơn cho
người không thuộc những người hưởng quyền thừa kế.
5- Thực hiện việc phân chia tài sản để lại cho
người hưởng quyền thừa kế: chia trước cho những người
hưởng quyền thừa kế theo mức lượng ấn định Fardh(2)
,
rồi đến những người hưởng quyền thừa kế phần còn lại;
rồi đến những người hưởng quyền thừa kế theo dạng bà
con thân thích.
(2) Fardh là mức lượng được ấn định trong giáo luật chia tài sản
thừa kể như một phần hai (1⁄2), một phần ba (1⁄3), một phần tư
(1⁄4), một phần sáu (1/6), một phần tám (1/8), hai phần ba (2/3).
Tóm Lược Giáo Lý Thực
Hành Về Chia Tài Sản 5
Ví dụ: Một người chết và những nghĩa vụ cần phải
thực hiện liên quan đến gia tài người đó để lại:
- 500 ngàn đồng phí an táng.
- 500 ngàn đồng cho khoản nợ có thế chấp.
- 500 ngàn đồng cho khoản nợ không thế chấp.
- 500 ngàn đồng được yêu cầu trong di chúc.
- Chia cho những người hưởng quyền thừa kế tài sản
của người người chết gồm chồng, chị (hoặc em gái) ruột.
Nếu người chết chỉ để lại 500 ngàn đồng thì
chi vào việc mai táng, các nghĩa vụ còn lại bị hủy bỏ.
Nếu người chết để lại 1 triệu đồng thì chi
vào việc mai táng và khoản nợ có thế chấp, các nghĩa vụ
còn lại bị hủy bỏ.
Nếu người chết để lại 1 triệu 500 ngàn đồng
thì chi vào việc mai táng, khoản nợ có thế chấp và khoản
nợ không thế chấp, các nghĩa vụ còn lại bị hủy bỏ.
Nếu người chết để lại 3 triệu đồng thì trích 1
triệu 500 đồng ngàn cho phí mai táng, khoản nợ có thế
chấp và khoản nợ không thế chấp; sau đó, chi 500 ngàn
đồng theo yêu cầu di chúc; còn lại 1 triệu đồng thì 500
ngàn đồng cho người chồng và 500 ngàn đồng cho người
chị (hoặc em gái) ruột.
Về mặt ưu tiên thực hiện yêu cầu của di chúc trước
việc phân chia cho người thừa kế là vì mức lượng ấn định
cho người chồng và chị (hoặc em gái) ruột mỗi người là
phân nửa (1⁄2) chỉ được giáo luật qui định sau khi đã thực
hiện theo lời di chúc. Bởi nếu như không ưu tiên thực
hiện theo lời di chúc trước thì phần của di chúc chỉ
hưởng được 375 ngàn đồng, còn người chồng và chị
Tóm Lược Giáo Lý Thực
Hành Về Chia Tài Sản 6
(hoặc em gái) ruột mỗi người hưởng được 562 ngàn 500
Tóm Lược Giáo Lý Thực Hành Về Chia Tài Sản: Đây là đề án ngắn tóm tắt về kiến thức chia gia tài theo chương trình giảng dạy mới cho năm đầu tiên của bậc trung học, trong đó tôi trình bày với phong cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng cùng những thí dụ minh họa, và tôi đặt tên nó là: “Tóm Lược Kiến Thức Luật Chia Gia Tài”.
سنة النشر : 2015م / 1436هـ .
حجم الكتاب عند التحميل : 1.1 ميجا بايت .
نوع الكتاب : pdf.
عداد القراءة:
اذا اعجبك الكتاب فضلاً اضغط على أعجبني و يمكنك تحميله من هنا:
شكرًا لمساهمتكم
شكراً لمساهمتكم معنا في الإرتقاء بمستوى المكتبة ، يمكنكم االتبليغ عن اخطاء او سوء اختيار للكتب وتصنيفها ومحتواها ، أو كتاب يُمنع نشره ، او محمي بحقوق طبع ونشر ، فضلاً قم بالتبليغ عن الكتاب المُخالف:
قبل تحميل الكتاب ..
يجب ان يتوفر لديكم برنامج تشغيل وقراءة ملفات pdf
يمكن تحميلة من هنا 'http://get.adobe.com/reader/'